Công Ty TNHH TM & DV Chiếu Sáng - Ánh Quang Phát Chuyên Cung Cấp thiết bị chiếu sáng LED công nghiệp ....

Liên kết website

Chuyển đổi hệ thống chiếu sáng TPHCM

Thứ Tư, 13/03/2019

Hệ thống chiếu sáng TP HCM: Chậm 'Led hóa' vì 'thích' tiêu tiền ngân sách?

Đời Sống Plus27/11/18 06:00 GMT+7Gốc

Để thực hiện giảm chi phí ngân sách, việc thay thế hệ thống chiếu sáng đô thi từ đèn chiếu sáng thông thường sang chiếu sáng bằng công nghệ đèn Led là rất cần thiết. Tuy nhiên, tại TP HCM điều đó lại không thể thực hiện vì nhưng lý do bất ngờ.

Cần thay thế “đèn ngốn điện”

Thực tế, từ năm 2017, UBND TP HCM đã chấp thuận chủ trương thực hiện chương trình thay thế hệ thống chiếu sáng đô thị hiện hữu bằng công nghệ đèn Led giai đoạn 2016 – 2020. Đây được xem là chủ trương đúng đăn nhằm đảm bảo an toàn điện, phòng chống cháy nổ, tiết kiệm điện năng, góp phần xây dựng mỹ quan đô thị, đặc biệt giảm được rất nhiều chi phí về tiền điện.

Ngay khi biết được thành phố có chủ trương này, nhiều nhà đầu tư như Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển Trường Thành, Cty TNHH Grand Person Vina, Cty TNHH NSJ… đã đề xuất UBND Tp.HCM được bỏ tiền đầu tư thay thế toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng cũ bằng hệ thống đèn Led tiết kiệm điện.

Hệ thống chiếu sáng tại TP HCM rất cần được thay thế bằng đèn Led. Ảnh minh họa.

Theo hạch toán, nếu lắp đặt toàn bộ đèn chiều sáng đô thị tại TP HCM bằng đèn Led thì doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra khoản tiền khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng. Như vậy, thành phố không mất một đồng ngân sách nào nhưng vẫn có được hệ thống chiếu sáng mới, đẹp hơn, tiết kiệm điện năng sử dụng và theo kịp với các đô thị hiện đại, văn minh trên thế giới.

Đổi lại, hệ thống đèn Led đưa vào vận hành sẽ tiết kiệm được tới 60 – 70% điện năng và số tiền tiết kiệm điện được trả cho nhà đầu tư. Đây là con số rất đáng lớn nếu so với thực tế hiện tại.

Theo số liệu Sở Công thương TP HCM thì hiện toàn bộ hệ thống chiếu sáng tại vẫn còn trên 90% sử dụng công nghệ chiếu sáng lạc hậu (đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn HPS công suất 100W- 400W) và tiêu tốn tiền điện hàng trăm tỷ mỗi năm.

Ngoài ra, với hệ thống công nghệ cũ này, hàng năm ngân sách để dành cho công tác quản lý, vận hành, duy tu hệ thống chiếu sáng tạo ra gánh nặng ngân sách cho thành phố. Thêm nữa, việc sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng các loại bóng đèn thông thường còn thải ra môi trường ước tính 31 tấn phát thải CO2 mỗi năm.

QĐ của UBND TP HCM sắp xếp lại nhiệm vụ chức năng một số sở ngành, trong đó điều chuyển "Chiếu sáng đô thị" từ sở GTVT về sở XD.

Với những lợi ích vượt trội của đèn Led, việc thay thế là điều nên và chắc chắn phải làm. Tuy nhiên, khá bất ngờ khi các nhà đầu tư rất hứng thú với chủ trương của thành phố thì Sở Giao thông TP HCM lại “ậm ừ” bằng những lý do khó hiểu để rồi chủ trương vẫn chỉ nằm trên giấy.

Mãi tới tháng 05/2018, Sở Giao thông vận tải TP HCM mới đề nghị các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực nêu trên xem nội dung tiêu chí yêu cầu, tiến hành lập hồ sơ đề xuất dự án và gửi về Sở Giao thông vận tải Tp.HCM.

Vẫn "ưu tiên" hệ thống chiếu sáng lạc hậu, tiêu tốn tiền ngân sách?

Ngày 23/10/2018 UBND TP HCM có QĐ số 4719/QĐ-UBND phê duyệt Đề án sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ một số ngành của thành phố, trong đó có việc điều chuyển chức năng nhiệm vụ công việc “chiếu sáng đô thị” từ Sở Giao thông vận tải Tp.HCM sang Sở Xây dựng TP HCM.

Rất nhanh chóng, đúng 13 ngày, tức ngày 5/11/2018 các Khu quản lý giao thông đô thị số 1,2,3,4 và Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài gòn (thuộc Sở Giao thông vận tải TP HCM) lại ồ ạt ra Thông báo mời thầu các gói thầu “Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống chiếu sáng công cộng” với tổng giá trị các gói thầu lên đến 1.137 tỷ đồng.

Sở Giao thông Vận tải TP HCM ồ ạt mời thầu.

Việc Sở Giao thông vận tải ồ ạt tổ chức đấu thầu ồ ạt khiến dư luận có quyền đặt ra câu hỏi, phải chẳng ngành đơn vị này đang tranh thủ “tiêu bằng hết” tiền ngân sách trước khi mất quyền quản lý lĩnh vực chiếu sáng đô thị?

Chưa dừng lại ở đó, nếu việc đấu thầu ồ ạt các gói thầu “chiếu sáng đô thị” cho cả 3 năm là 2019- 2020- 2021 với các sản phẩm được đầu tư là các loại xưa cũ, lỗi thời như trước đây thì chẳng khác nào “bình mới rượu cũ”, trong khi đó chủ trương Led hóa chiếu sáng đô thị của UBND T PHCM đã ban hành trước đó cũng sẽ chấm dứt.

Được biết, từ đầu năm 2017, UBND TP HCM đã có chủ trương thay thế toàn bộ hệ thống chiếu sáng đô thị từ bóng đèn thông thường sang hệ thống đèn Led tiết kiệm điện theo mô hình xã hội hóa để giảm gánh nặng cho ngân sách thành phố. UBND TP HCM cũng giao Sở Giao thông vận tải làm đầu mối xây dựng nội dung, tiêu chí, yêu cầu dành cho các nhà đầu tư đã đề xuất đầu tư đèn Led theo mô hình xã hội hóa.

Như vậy, nếu việc đấu thầu các gói thầu đối với các sản phẩm “bóng đèn lạc hậu” cho cả 3 năm không bị “tuýt còi” thì ít nhất phải tới năm 2020 chủ trương Led hóa chiếu sang đô thị của TP HCM mới tiếp tục được bàn tới?

Tại sao Sở Giao thông vận tải TP HCM lại chọn cách tiêu tốn ngân sách trên 1 nghìn tỷ đồng với công nghệ lạc hậu chứ không phải là chủ trương Led hóa chiếu sáng đô thị của UBND TP HCM? Nghịch lý này rất cần sự vào cuộc kiểm tra, làm rõ của Thành ủy, UBND TP HCM để tránh những thất thoát cũng như hậu quả về sau.

Nguyễn Long - Theo Đời sống Plus/GĐVN